Cùng tìm hiểu về bản vẽ biện pháp thi công móng

Như chúng ta đã biết, đối với bất kỳ công trình xây dựng nào dù lớn hay nhỏ, đơn giản hay phức tạp thì phần móng luôn là hạng mục thi công quan trọng và được các chủ nhà, đơn vị thầu quan tâm đến nhiều nhất và được đầu tư cực kỳ kỹ lưỡng.

Dễ dàng nhận ra lý do coi phần móng là tối quan trọng như thế vì móng chính là nơi chịu toàn bộ tải trọng của công trình, móng giúp đảm bảo độ kiên cố và tránh gây sụt lún nhà ở. Chính bởi vì như vậy, trước và trong quá trình thi công xây dựng cần phải có bản vẽ biện pháp thi công móng đầy đủ và chi tiết nhất. Bắt buộc phải có bản vẽ thi công móng  để thuận tiện cho thi công và giúp cho công trình thực sự bền vững, an toàn và chất lượng. Vậy bản vẽ biện pháp thi công móng cần đảm bảo những tiêu chuẩn nào để đảm bảo cho một công trình đạt chất lượng tốt nhất?

Cùng tìm hiểu về bản vẽ biện pháp thi công móng

Vì sao cần phải có bản vẽ biện pháp thi công móng trong quá trình xây dựng?

Trước hết, móng là một trong những hạng mục quan trọng và được quan tâm nhất trong bất kỳ công trình xây dựng nào. Móng nhà phải đảm bảo sự chắc chắn và bền vững thì mới có thể là cơ sở để tạo nên kiên cố và vững chắc cho toàn bộ công trình. Tuy nhiên, thực tế là mỗi công trình xây dựng lại được đặt trên một mặt bằng với các tính chất đất nền hoàn toàn khác nhau và độ kiên cố của móng cũng chịu tác động rất lớn từ tính chất đất nền.

Đất nền là một loại chất liệu mà hệ số an toàn của nó rất không ổn định, vì thế khi chúng ta thi công móng nhà luôn cần có sự tính toán thật tỉ mỉ, khảo sát địa chất kỹ càng và đưa ra các phương án phù hợp nhất để hạn chế  sụt lún, nghiêng đổ nhà sau một thời gian sử dụng.

Một bản vẽ biện pháp thi công móng chính là cách ghi lại toàn bộ những phương pháp thi công móng phù hợp với các loại tính chất của đất nền công trình, đặc điểm công trình, lưu ý công trình… Chính vì thế với mỗi công trình xây dựng một dự án lớn với vốn đầu tư cao hay chỉ là nhà dân dụng đều cần có bản vẽ thiết kế thi công móng.

Cùng tìm hiểu về bản vẽ biện pháp thi công móng

Dựa trên bản vẽ biện pháp thi công móng được soạn thảo từ trước mà các kỹ sư hay nhân công thực hiện công trình có thể dễ dàng hình dung ra được phương pháp thi công móng cho công trình này là gì? Nên xử lý đất nền ra sao? Số lượng cọc, khối lượng vật liệu, máy móc thiết bị sử dụng cho toàn bộ công trình như thế nào? Nhờ đó mà quá trình thi công móng mới có thể diễn ra thuận lợi và dễ dàng hơn, tiết kiệm tối đa thời gian, hạn chế sai sót và quan trọng nhất là đảm bảo yếu tố về mặt kỹ thuật, mang tới công trình sự ổn định, kiên cố với thời gian.

Đâu là tiêu chuẩn của một bản vẽ biện pháp thi công móng?

Bởi vì hạng mục móng luôn đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc thi công sau này nên trong quá trình thiết kế bản vẽ biện pháp thi công móng, các kiến trúc sư cũng cần phải tuân thủ theo đúng những yếu tố kỹ thuật và tính toán thật tỉ mỉ, đảm bảo độ phù hợp nhất cao nhất với công trình, mang tới chất lượng vượt trội.

Bản vẽ biện pháp thi công móng cần phải được dựa trên những số liệu báo cáo thực tế,  thông qua khảo sát địa chất công trình, nghiên cứu kỹ lưỡng các đặc điểm, tải trọng, kết cấu nhà ở (công trình) để đảm bảo đưa ra phương pháp xử lý móng nền tốt nhất và tiết kiệm thời gian, chi phí nhất có thể.

Tiêu chuẩn của bản vẽ biện pháp thi công móng cần phải đảm bảo những yếu tố như:

  • Thể hiện được phương pháp thi công móng cho công trình chuẩn bị xây dựng.
  • Có đầy đủ những số liệu về  mặt kỹ thuật, các vật liệu xây dựng cần thiết, máy móc thiết bị dùng trong thi công.
  • Bản vẽ phải thể hiện được đầy đủ và chi tiết nhất từng hạng mục móng nền và các công trình ngầm.
  • Minh họa bằng hình ảnh rõ ràng cùng ghi chú cụ thể, tránh sự hiểu lầm
  • Thông số đầy đủ và rõ ràng, mạch lạc nhất để các nhân công dễ dàng thi công

Ví dụ về bản về bản vẽ thi công biện pháp móng đơn

Cùng tìm hiểu về bản vẽ biện pháp thi công móng

Trong bản vẽ thi công móng đơn phải thể hiện được các yêu cầu về mặt kỹ thuật để sau khi công trình xây dựng xong phải đảm bảo các yêu cầu sau:

  • Phần cốt thép có thể được thực hiện gia công tay, nhà máy hoặc công trường. Tuy nhiên, chúng phải được đảm bảo theo các quy cách của bản vẽ kỹ thuật từ trước.
  • Khi thực hiện thi công phần cốt thép phải đảm bảo các cây thép được làm sạch. Bề mặt không được dính dầu mỡ, bùn đất nhất là rỉ sét. Nếu xuất hiện rỉ sét cần phải thực hiện làm sạch trước khi thi công.
  • Phần móng vững chắc, đạt chiều dày cần thiết, sẽ không bị biến dạng do trọng lượng bê tông, cốt thép và tải trọng trong quá trình thi công.
  • Ván khuôn phải đúng hình dáng và kích thước cấu kiện như trong bản vẽ.
  • Cây chông cần đảm bảo về chất lượng và quy cách, mật độ cây chông phải được tính toán cụ thể dựa theo bản vẽ thi công đã thiết kế từ trước, gỗ chống phải chống xuôi chân đế bằng gỗ và được cố định chắc chắn tránh xê dịch trong quá trình thi công.
  • Ván khuôn có thể là loại gỗ hay tole đạt kích thước tiêu chuẩn cho từng loại cấu kiện bê tông cần đúc.
  • Việc gia công, lắp dựng ván khuôn sẽ dựa trên đặc thù từng loại móng mà bản vẽ thiết kế đã đề ra. Các thanh chống lên thành đất phải được kê trên những tầm gỗ có chiều dày ít nhất 3cm để làm giảm lực xô ngang khi đổ bê tông.
  • Tim móng và cột luôn phải được định vị và xác định cao độ.

Trên đây là một vài những kiến thức cơ bản về bản vẽ biện pháp thi công móng. Hy vọng sẽ mang đến giá trị hữu ích cho các bạn. Hẹn gặp lại ở những bài viết tiếp theo.

 

Tin tức liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *