QUY TRÌNH CĂNG KÉO CÁP DỰ ỨNG LỰC TRƯỚC

Cáp dự ứng lực trước là gì? Thành phần của cáp có gì đặc biệt và quy trình căng kéo cáp dự ứng lực trước nghiêm ngặt như thế nào?

Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

QUY TRÌNH CĂNG KÉO CÁP DỰ ỨNG LỰC TRƯỚC

Cáp dự ứng lực trước là gì?

Cáp dự ứng lực trước hay còn gọi là bê tông, cốt thép ứng lực trước hay bê tông tiền áp là một thiết bị sử dụng công nghệ sản xuất bê tông cốt thép với ứng lực trước và lực căng hết cỡ của hệ thống cốt thép.

Hiện nay cáp dự ứng lực trước được sử dụng phổ biến trong xây dựng nhiều công trình khác nhau như nhà xưởng, nhà ở, … 

Kết cấu của cáp dự ứng lực trước

Cáp dự ứng trước bao gồm các thành phần:

  • Sợi ứng suất trước: các sợi ứng suất trước luôn tròn và nhẵn, được sản xuất bằng phương pháp tuốt sợi của máy cáp thép hoặc bê tông cốt thép.

Các sợi máy dùng cho cáp ứng suất trước có 2 loại căn cứ vào hàm lượng cacbon:

  • FMP 62: hàm lượng cacbon = 0.62 – 0.65%.
  • FMP 80: hàm lượng cacbon = 0.78 – 0.83%.
  • Bó sợi ứng suất trước: là tập hợp của các sợi ứng suất cuộn thành các đường xoắn ốc và phân bố trên một lớp ứng suất hoạt động xung quanh sợi trung tâm.

QUY TRÌNH CĂNG KÉO CÁP DỰ ỨNG LỰC TRƯỚC

Các ưu điểm của cáp dự ứng lực

Bằng khả năng chịu lực cao, kết hợp với bê tông thành phẩm, cáp dự ứng lực đảm bảo cho các công trình xây dựng có sức vượt nhịp lớn, chịu lực cao, kết cấu. Cho nên cáp dự ứng lực giúp nhà thầu:

  • Tiết kiệm được 15 đến 30% khối lượng bê tông 
  • Tiết kiệm được 60 đến 80% khối lượng cốt thép so với các loại kết cấu thông thường

Từ đó có thể làm giảm chi phí thi công và nguyên vật liệu.

Quy trình căng kéo cáp dự ứng lực trước

QUY TRÌNH CĂNG KÉO CÁP DỰ ỨNG LỰC TRƯỚC

Các bước kiểm tra trước khi căng kéo cáp dự ứng lực

↠ Kiểm tra dầm.

↠ Kiểm tra cường độ của bê tông.

↠ Kiểm tra chứng nhận thép.

↠ Kiểm tra neo và chứng chỉ kỹ thuật của neo.

↠ Kiểm tra sai số đặt thép.

↠ Kiểm tra kích thước từng cặp neo đồng bộ. 

↠ Hiệu chỉnh thiết bị kéo căng: kích, đồng hồ áp lực, máy bơm dầu. 

↠ Xác định hệ số ma sát của từng kích.

↠ Kiểm tra ống gen để đảm bảo độ sạch, độ thông suốt. 

Các bước chuẩn bị trước khi đưa cáp dự ứng lực vào vận hành 

Chuẩn bị thiết bị căng kéo dự ứng lực

Trước khi thi công, tất cả các thiết bị dùng để căng kéo cáp dự ứng lực đều phải được mang đi kiểm tra. Khi hệ thống thiết bị căng kéo dự ứng lực đã đảm bảo các thông số và được cấp chứng chỉ đầy đủ, hợp pháp thì mới được đưa vào thi công.

Ngoài ra, để đảm bảo cho hệ thống thiết bị không có bất kỳ sự cố bất thường nào cũng như đảm bảo an toàn lao động, … thì ta cần phải chuẩn bị, kiểm tra lần cuối các thành phần thiết bị sau:

Bộ nguồn thuỷ lực: 

  • Nguồn động lực (là động cơ điện, động cơ đốt trong hoặc truyền động bằng tay người) đảm bảo phát huy được tác dụng.
  • Bơm thuỷ lực (Nếu bơm có bánh xe thì phải kiểm tra các bánh xe, chân chống, …)
  • Hệ phân phối thuỷ lực: van tiết lưu, van khoá tải… 
  • Đồng hồ thuỷ lực: kim đồng hồ, mặt đồng hồ
  • Đường ống thuỷ lực và các đầu nối.

QUY TRÌNH CĂNG KÉO CÁP DỰ ỨNG LỰC TRƯỚC

  • Kích thuỷ lực: kiểm tra kích thuỷ lực có bị chảy dầu ở hai đầu, ở chỗ cút nối hay không; cút nối có hoạt động tốt hay không.
  • Nêm, neo công tắc và nêm, neo công cụ: phải sử dụng cùng một loại nêm công cụ (hoặc công tắc) trên một bộ neo công cụ hay neo công tắc. 
  • Đĩa đóng neo công tắc: là phụ kiện dùng để khống chế khe hở giữa cáp và nêm công tắc trong quá trình căng kéo cáp, khống chế độ chuyển dịch của nêm sau khi đóng neo đồng thời truyền lực nén từ thiết bị căng kéo đến neo công tắc.

Khi kiểm tra, nếu thiết bị có sự cố thì buộc phải mang đi sửa chữa và tiến hành kiểm định lại; nếu là sự cố nhỏ có thể khắc phục, sửa chữa tại chỗ thì phải tiến hành kịp thời. 

Chuẩn bị nguồn điện

Với các bộ nguồn thuỷ lực là động cơ điện hoặc điều khiển bằng điện, cần phải chuẩn bị sẵn sàng nguồn điện.

Ngoài ra còn để phục vụ nhu cầu chiếu sáng cho khu vực thi công và vận hành các thiết bị.

Kiểm tra lắp đặt bó cáp

  • Căng kéo thẳng cáp sợi được sử dụng để sản xuất bó cáp bằng máy móc chuyên dùng. 
  • Các bó cáp trong cùng một dầm phải cùng một chủng loại.
  • Trong cùng một dầm chỉ được sử dụng một loại neo.
  • Chú ý không được cắt cốt cáp bằng mỏ cắt hoặc bằng lửa ôxy –  axêtylen, tuyệt đối không dùng que hàn để cắt cáp và tránh cắt dầm cáp dự ứng lực không có bộ phận bảo vệ.
  • Chuẩn bị bó cáp thẳng đều.
  • Bảo quản cáp để không bị gỉ do không khí ẩm ướt.
  • Kiểm tra các ống gen.
  • Phun nước rửa sạch ống gen, neo sau đó làm sạch và nén khí cho khô.

Tiến hành căng kéo cáp ứng dự lực trước

Kích căng kéo bó cáp

Bước 1: Căng so dây

Bước 2: Căng đến 0,6 Pk. 

Bước 3: Căng từ 0,6 Pk đến 0,8Pk và 1,0Pk. 

Trong khi căng kéo cần theo dõi các thông số sau:

Tốc độ kéo: điều chỉnh tốc độ kéo cáp để tránh trượt cáp và có thể làm đứt cáp.

Đo độ dài của bó cáp để kiểm soát độ giãn.

  • Ở từng cấp tải trọng, đo độ giãn dài của bó cáp.
  • Khi lực căng đã đạt giá trị quy định mà độ giãn vẫn chưa đạt thì phải báo cáo với bộ phận Tư vấn, giám sát để kịp thời giải quyết.

Như vậy, quy trình căng kéo cáp dự ứng lực trước là một quy trình phức tạp, đòi hỏi sự kiểm tra và chuẩn bị tỉ mỉ cần được đáp ứng đầy đủ để đảm bảo thực hiện an toàn và nâng cao chất lượng thi công công trình sử dụng cáp dự ứng lực trước.

Tin tức liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *