Tìm hiểu phân cấp đất đá trong xây dựng

Tìm hiểu phân cấp đất đá trong xây dựng

Hiện nay trong ngành xây dựng, việc tìm hiểu phân cấp đất đá là điều cực kỳ quan trọng. Việc xác định, phân cấp đất đá vô cùng quan trọng bởi nó chính là cơ sở để cơ quan quản lý đất đai áp dụng các quy chế một cách hợp lý đối với từng chủ thể có quyền sử dụng.Bởi mỗi nhóm đất đều có một cơ chế pháp lý riêng quy định về chủ thể được giao, mục đích sử dụng, thời gian sử dụng cũng như hạn mức giao. Ngoài ra, việc phân cấp đất đá cũng giúp các chủ thể có quyền sử dụng các loại đất đá một cách hợp lý, đúng mục đích, nhằm nâng cao đến hiệu quả và chất lượng sử dụng. Vậy bạn đã có những kiến thức về vấn đề này chưa? Nếu chưa thì hãy tham khảo bài viết này nhé!

Bảng phân cấp đất đá

Tìm hiểu phân cấp đất đá trong xây dựng

Dưới đây lần lượt là các bảng phân cấp đất đá

Thứ nhất, bảng phân cấp đá – dùng cho công tác đào phá đá

Cấp đá Cường độ chịu nén
1.     Đá cấp 1 Đá rất cứng, có cường độ chịu nén >1000kg/cm2
2.     Đá cấp 2 Đá cứng, cường độ chịu nén >800kg/cm2
3.     Đá cấp 3 Đá cứng trung bình, cường độ chịu nén >600kg/cm2
4.     Đá cấp 4 Đá tương đối mềm, giòn dễ đập, cường độ chịu nén nhỏ hơn hơn hoặc bằng 600kg/cm2

Thứ hai, bảng phân cấp đất – dùng cho việc đào, vận chuyển đắp đất bằng thủ công

Cấp đất Nhóm đất Tên đất Dụng cụ xác định
I 1 Đất phù sa cát bồi, đất màu, mụn, đất đen, đất hoàng thổ Dùng xẻng xúc dễ dàng
2 Đất đồi sạt lở hoặc đất nơi khác đem đến đổ – thuộc loại đất nhóm 4 trở xuống chưa bị nén chặt Dùng xẻng cải tiến ấn nặng tay xúc được
Đất cát pha sét hoặc đất sét pha cát
Đất màu ẩm ướt nhưng chưa đến trạng thái dính dẻo
Đất nhóm 3, nhóm 4 sụt lở hoặc đất nơi khác đem đến đổ đã bị nén chặt nhưng chưa đến trạng thái nguyên thổ
Đất phù sa, cát bồi, đất màu, đất bùn, đất nguyên thổ, tơi xốp có lẫn rễ cây, mùn rác, sỏi đá, gạch vụn, mảnh sành,…
3 Đất sét vàng hay trắng, đất chua, đất kiềm ở trạng thái ẩm mềm Dùng xẻng cải tiến đạp bình thường đã ngập xẻng
Đất cát, đất đen, đất mùn có lẫn sỏi đá, mảnh vụn kiến trúc, gốc rễ cây từ 10 – 20% thể tích hoặc từ 150 – 300kg trong 1m3
Đất cát có ngậm nước lớn, trọng lượng từ 1,7 tấn/1m3 trở lên
4 Đất đen, đất mùn ngậm nước nát dính Dùng mai xắn được
Đất sét, đất sét pha cát, ngậm nước nhưng chưa thành bùn
Đất do thân cây, lá cây mục tạo thành, dùng mai cuốc đào không thành tảng mà vỡ vụn ra rời rạc
Đất sét nặng kết cấu chặt
Đất mặt sườn đồi có nhiều cơ, cây sim
Đất màu mềm
II 5 Đất sét pha màu xám (gồm: màu xanh lam, màu xám của vôi) Dùng cuốc bàn cuốc được
Đất mặt sườn đồi có ít sỏi
Đất đỏ ở đồi núi
Đất sét pha sỏi non
Đất sét trắng kết cấu chặt lẫn mảnh vụn kiến trúc hoặc rễ cây đến 10% thể tích hoặc 50 – 150kg trong 1m3
III 6 Đất sét, đất nâu rắn chắc cuốc chỉ được từng hòn nhỏ Dùng cuốc chim to lưỡi để đào
Đất chua, đất kiềm thổ cứng
Đất mặt đê, mặt đường cũ
Đất mặt sườn đồi lẫn sỏi đá, có sim mua, dành dành mọc lên đầy
Đất sét kết cấu chặt lẫn cuội, sỏi, mảnh vụn kiến trúc, gốc rễ cây >10 – 20% thể tích hoặc từ 150kg – 300kg/cm3
Đá vôi phong hóa già nằm trong đất đào ra từng mảng được, khi còn trong đất thì tương đối mềm đào ra rắn dần lại, đạp vỡ vụn ra như xỉ
7 Đất đồi lẫn với từng lớp sỏi, lượng sỏi từ 15 – 35% lẫn đá tảng, đá trái đến 20% thể tích Dùng cuốc chim nhỏ lưỡi nặng đến 2,5kg
Đất mặt đường, đá dăm hoặc đường đất rải mảnh sành, gạch vỡ
Đất cao lanh, đất sét, đất sét kết cấu chặt lẫn mảnh vụn kiến trúc, gốc rễ cây từ 20 – 30% thể tích hoặc >300kg – 500kg/cm3
IV 8 Đất lẫn đá tảng, đá trái >20 – 30% thể tích Dùng cuốc chim nhỏ lưỡi nặng >2,5kg hoặc dùng xà beng đào được
Đất mặt đường nhựa hỏng
Đất lẫn vỏ ngoài trai, ốc kết dính chặt tạo thành từng tảng
Đất lẫn đá bọt
9 Đất lẫn đá tảng, đá trái > 30% thể tích, cuội sỏi giao kết bởi đất sét Dùng xà beng, búa mới đào được
Đất có lẫn từng vỉa đá, phiến đá ong xen kẽ
Đất sỏi đỏ rắn chắc

Thứ ba, bảng phân cấp đất – dùng cho công tác đóng cọc

Cấp đất Tên đất
I Cát pha lẫn 3/10% sét ở trạng thái dẻo, sét và sét mềm, than, bùn, đất lẫn với thực vật, đất đắp từ nơi khác chuyển đến
II Cát được đầm chặt, sỏi, đất sét cứng, cát khô, cát bão hòa nước, đất cấp có chứa 10/30% sỏi đá

Ngoài ra còn có sự phân loại về cấp đất dùng cho công tác đào, vận chuyển bằng máy. Trong đó gồm 4 cấp đất với nhiều loại đất khác nhau và đều phải dùng xẻng hoặc cuốc mới có thể xắn miếng mỏng được

Tóm lại về phân cấp đất đá

Tìm hiểu phân cấp đất đá trong xây dựng

Như vậy, bài viết hôm nay đã giới thiệu cho các bạn về việc phân cấp đất đá. Có thể thấy, trong tự nhiên có rất nhiều những loại đất đai để chúng ta có thể lựa chọn và sử dụng. Tuy nhiên sử dụng thế nào cho phát huy đúng công dụng và mục đích thì chúng ta phải xem đó là loại đất đá như thế nào, loại đó dùng vào việc gì mà phải sử dụng dụng cụ để lấy được nó. Hy vọng với bài viết hôm nay các bạn đã có thêm kiến thức về phân cấp đất đá.

Tin tức liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *